"Cực" như người khuyết tật Việt Nam
NGÀY 5 THÁNG 12, 2013 | 09:57
báo đảng đăng ở đơi : http://suckhoedoisong.vn/blog/cuc-nhu-nguoi-khuyet-tat-viet-nam-20131205094159642.htm
Ở Anh, 1 lần lái xe vào siêu thị, tôi thấy có bãi xe chật hết, nhưng vài nơi sát cửa ra vào thì trống, tôi định lùi vào đó thì vợ nói, chỗ đó dành cho người khuyết tật ( disable ).
Ở Anh, 1 lần lái xe vào siêu thị, tôi thấy có bãi xe chật hết, nhưng vài nơi sát cửa ra vào thì trống, tôi định lùi vào đó thì vợ nói, chỗ đó dành cho người khuyết tật ( disable ).
Hóa ra ở bất kì đâu, bưu điện, nhà hát, quán ăn hay thư viện, đều có vài chỗ đỗ xe sát cổng cho người khuyết tật, họ được ưu tiên đỗ gần cửa ra vào vì không đi xa được. nếu người gặp vấn đề về sức khỏe và đi lại kém hoặc phải dùng xe lăn, họ sẽ nhận được nhiều nhất 54£ ( cỡ 1 triệu 7) một tuần cho việc đi lại, đó là tiền đền bù cho việc đi lại khó khăn của họ. Họ được phát 1 biểu tượng giống cái xe lăn để dán lên kính ô tô, và sẽ được ưu tiên nơi đỗ xe. Nếu đi xe buýt, những xe buýt đời mới có hệ thống hạ sàn và cầu để những người dùng xe lăn dể dàng lên xuống.
Ở Anh, nếu bạn xây 1 tòa nhà, mà không đủ lối lên hay toa lét hay lối thoát hỏa hoạn cho người khuyết tật, bạn sẽ không được cấp phép xây.
Người khuyết tật Anh được trả từ 21£ đến 135£ ( 700 nghìn đến cỡ 4 triệu rưỡi vnd) 1 tuần, tùy vào mức độ khuyết tật. mời các anh chị tính 1£ Anh = 33.000 vnd .
Người chăm sóc người khuyết tật cũng nhận được trợ cấp 59£ 1 tuần. họ phải đảm bảo giúp người khuyết tật 35 giờ 1 tuần. nếu bạn trông nom 1 đứa con khuyết tật, Nhà nước cũng sẽ trả tiền bạn tùy theo mức độ, nhiều nhất là 135£ 1 tuần, tóm lại, nước Anh quan tâm khá chu đáo đến người khuyết tật, và nhất là họ không bị kì thị, ở Anh, họ được coi như người bình thường, như 1 sự đa dạng. Ở lớp học của cô con gái tôi cũng có 2 cậu bé khuyết tật học chung, và trẻ em Anh từ bé đã được giáo dục không hề kì thị với người khuyết tật. Ở 1 kênh truyền hình cho trẻ em, người dẫn chương trình cũng đủ các màu da, sắc tộc và có 1 chị chỉ có 1 tay, và trẻ quen dần với sự đa dạng.
Khi làm đường, dân Anh rất chú trọng đến người khuyết tật, luôn có những lối đi dễ dàng cho những người dùng xe lăn, ở phần sang đường, họ thiết kế những viên gạch đặc biệt có dấu tròn lồi lên để người mù dễ nhận biết ở những nơi chờ sang đường:
Ở Việt nam, người khuyết tật rất khó hòa nhập và hoàn toàn không được ưu đãi, thâm chị bị kì thị, ví như họ không được nghênh đón nếu là khách đầu tiên mở hàng của 1 quán ăn,họ tự lập thành nhóm nhỏ giúp đỡ nhau, và giao thông thì khó thậm chí với cả người lành lặn, chứ đừng nói đến xe lăn, họ phải liều mình đi xe lăn trên đường, gặp vô số rủi ro với xe máy ô tô phòng ầm ầm, và những người khuyết tật ở quê hay bị lợi dụng bởi những người làm nghề chăn thầu ăn mày, với thể hình khiếm khuyết, họ dễ gợi được lòng trắc ẩn hơn, và do đó, xin được nhiều tiền hơn người lành lặn, nếu bạn tặng xe lăn cho những người này thì họ sẽ bán ngay trong 1 nốt nhạc, vì lê lết sẽ xin được nhiều tiền hơn, và lí do xin tiền là : “để mua xe lăn!!!”
Tôi khi về Việt nam hay ngồi ở quán bia đầu Lê Ngọc Hân, và tôi hay mua bánh mì của 1 chị quen, chị ngồi ở góc phố Trần Xuân Soạn-Lò Đúc, trước chị bán bánh mì, giờ thêm cả hoa quả.
Chị khá nghèo và bị liệt từ nhỏ, chính quyền theo vô số điều luật và nghị định có thể đuổi chị vì làm mất mĩ quan, cản trở giao thông đường bộ và kinh doanh trái phép. Chị có thể bị tịch thu đồ nghề và phạt tới 3 triệu đồng.
Nhưng Nhà nước lưu tình, vì chị là 1 trong những người mang lại vinh quang cho quốc gia với 5 HC vàng, phá 3 kỷ lục tại ParaGames 2005, chị tên là Nhữ Thị Khoa. Lần nào về Việt nam, tôi cũng mua bánh mì của chị.
Và để chắc chắn chị không bị mất chỗ kinh doanh đổi bằng bao nhiêu năm luyện tập, chị cho người đổ bê tông chiếc xe lăn của mình ở trên hè đường, nơi ban ngày là cửa hàng của chị.
Nguyễn Quảng (từ Anh Quốc)
nha em o lo duc cung biet chi nay, me em toan goi la que
ReplyDeletevn gọi thế cho nhanh :v
Delete