Friday 28 March 2014

Ông gián đất, phần tử tế.

 bài đăng báo đảng ở đây

Vụ đốt gián đất ở Bắc ninh, phải chăng chính quyền hơi vội vàng? 

Hôm rồi, tôi có xem ảnh vụ đốt gián đất ở Bắc ninh, anh Nguyên, chủ trang trại nuôi gián đất, đã ngậm ngùi đốt toàn bộ chỗ gián đất của mình, với niềm tin sẽ thu lại số tiền tỷ và công sức đã bỏ ra, đã theo ngọn lửa đốt sạch sẽ.

Anh đã được cấp phép nuôi gián đất, 1 con vật khá hiền lành, không có cánh,  tiếng Hán gọi là : “Thổ miết trùng” .

 Mặc dù tiếng Việt gọi nó là con Gián đất, nhưng nó gần như không hề liên quan đến con vật râu dài hôi hám có bộ cánh mầu gụ hay len lỏi trong cống rãnh khe tường. 

 Và Thổ miết trùng chưa bao giờ bị dùng thuốc để diệt như con vật hôi hám cùng tên. Tôi xin phép gọi nó là Thổ miết trùng, để bạn đọc đỡ nhầm với Gián nhà ( tên khoa học là : Balatella germanica) .

Thổ miết trùng, dân gian ta vẫn dùng chữa bệnh, theo tờ tạp chí Sức khỏe đời sống của Bộ y tế, thì Thổ miết trùng có công dụng hoạt huyết hoá ứ, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh lợi sữa, được dùng để chữa các chứng trùng hà tích tụ, bế kinh, đau bụng sau sinh nở do ứ huyết, tắc tia sữa, tổn thương do trật đả, viêm loét miệng, tê lưỡi, cứng lưỡi, lao hạch…

Thậm chí theo tờ báo, thổ miết trùng có thể chữa ung thư gan, nhanh liền xương gẫy, bí tiểu tiện, giải độc, và vô vàn công dụng khác.
Như vậy, rõ ràng con gián đất hay thổ miết trùng, có khá nhiều công dụng chữa bệnh, và dân ta vẫn hay dùng. Có vẻ như thổ miết trùng đã ở Việt nam cả thế kỉ rồi.

Tôi cũng xem 1 clip có chị mưu sinh bằng cách đào thổ miết trùng và bẫy gián cánh để bán, chị mưu sinh đã 15 năm, và cũng đủ sống tằn tiện. Chị bán làm thuốc, cho người nuôi cá cảnh, và làm mồi câu cá. Người nuôi cá rồng thường xuyên phải mua loại này cho cá ăn.

 Vậy là, con thổ miết trùng hay gián đất, đã được dân ta dùng từ lâu 1 cách quen thuộc, và nó hoàn toàn vô hại ở ta, không như nhiều người mới chỉ nghe đến tên gián, là nghĩ nhầm sang con gián cánh có râu dài.
Vậy nó chưa chắc đã là con vật xâm hại, như nhiều người vẫn nhầm tưởng.

Sở KHĐT đã cấp phép cho gia đình anh Nguyên kinh doanh, nuôi gián đất chưa chắc đã sai quy định, vì theo QĐ số 337 của bộ KHĐT ra ngày 10/4/ thì trong danh sách vật được phép có Côn trùng, và con Thổ miết trùng này là côn trùng, thì tại sao lại không cấp? 
Bộ NN và PTNN đã gửi công văn số 810/bnn-cn.



Khi bị cưỡng chế đốt sau khi có lệnh Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thì bộ căn cứ vào Pháp lệnh Giống vật nuôi, và lí do tiêu hủy là con thổ miết trùng không có trong danh mục giống vật nuôi. 
Nhưng tôi đọc ngay phần đầu tiên giải thích từ ngữ, thì giống vật nuôi gồm: 


“Giống vật nuôi bao gồm các giống: gia súc, gia cầm, ong, tằm, động vật thuỷ sản và các sản phẩm giống của chúng như tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng và vật liệu di truyền giống”.
  Vậy là con thổ miết trùng không có tên trong danh sách này,  theo cá nhân tôi, nó không hề bị pháp lệnh này trói buộc, có vẻ như nó quá nhỏ bé và mới chưa kịp bị pháp lệnh điều chỉnh.
 Bộ NN và PTNN cũng căn cứ vào Luật số 20/2008/QH12 của Quốc hội : LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC để hủy lũ thổ miết trùng:

 Và tôi đoán đó là điều 19 :

“Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển”.

 Nhưng như tôi đã trình bày, đây là vấn đề cần thời gian, vì chưa có gì chắc chắn con thổ miết trùng là ngoại lai, rất có thể nó đã ở Việt nam cả triệu năm rồi, và càng khó khẳng định, con vật hiền lành đó là loài xâm hại, vì theo giáo sư Srini Kambhampati, trưởng khoa Sinh học của Đại học Texas, Mỹ thì:

“Phần lớn gián ăn chất hữu cơ đang phân hủy - thứ chứa nhiều nitơ. Sau đó gián giải phóng nitơ qua phân. Nitơ xâm nhập vào đất và cây lấy chúng để phục vụ quá trình sinh trưởng. Nói cách khác, sự tuyệt chủng của gián có thể gây lên thảm họa lớn đối với các khu rừng và những sinh vật phụ thuộc vào rừng”.


Về việc thổ miết trùng có thể gây bệnh, thì cũng chưa có căn cứ chính xác, vì nó sống trong đống mục nát và dưới 20 phân đất, dân ta vẫn dùng nó chữa đủ loại bệnh, tôi e rằng công văn của Bộ NN đang nhầm sang con Gián nhà chăng? 

Quy định luật về nhập khẩu giống cây trông vật nuôi có câu sau: 

“2.2. Nhập khẩu giống vật nuôi:
a. Đối với giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành tại Quyết định số 67/2005/QĐ-BNN ngày 31 tháng 10 năm 2005, khi nhập khẩu, thương nhân chỉ phải làm thủ tục tại Hải quan cửa khẩu.
b. Các loại giống vật nuôi ngoài Danh mục trên, khi nhập khẩu phải được Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp giấy phép khảo nghiệm. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ bổ sung vào Danh mục giống vật nuôi được được phép sản xuất, kinh doanh”.


Vậy là ở mục B, con thổ miết trùng cần có sự khảo nghiệm, và tôi thấy anh Nguyên và sở đã làm đúng luật, tôi trích lời anh Nguyên:

" … gia đình đã được Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh cấp phép ngày 15.8.2013. Sau đó, gia đình chúng tôi đã mua gián đất về để nuôi, lúc này Phòng Chăn nuôi của tỉnh đã về kiểm tra, có biên bản làm việc và đã ký cho gia đình tôi nuôi thí nghiệm từ khi gián trong trứng tới khi thu hoạch, nếu có vấn đề gì thì yêu cầu gia đình tôi báo lên cơ quan cấp trên, hiện nay việc nuôi gián đã được 7 tháng; vậy mà đùng một cái, gián đất đang trong quá trình phát triển thì bộ có lệnh cấm nuôi và tiêu hủy”.

Vậy là anh Nguyên và Sở KH-ĐT tình và Phòng chăn nuôi không hề làm sai, anh đã được cho nuôi thí nghiệm 7 tháng, tôi không hiểu tại sao Bộ NN lại quá vội vàng khi mang toàn bộ thổ miết trùng đi thiêu hủy? 

Tôi đã đọc trang Vnexpress, về 1 chàng trai nuôi Dế Thái lan, và được coi là tấm giương trẻ dám nghĩ dám làm và làm giàu từ con dế. anh tên là Trần Quốc Trí ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Anh sang Thái Lan tìm hiểu mô hình nuôi dế. Sau khi trở về, anh có 1 tô trứng dế Thái và từ đó, anh nhân rộng, và mỗi tháng, cơ sở của anh cung ứng hơn 200 kg, thu về hơn 30 triệu đồng. Các quán nhậu ở An Giang, Kiên Giang, tiêu thụ 20-30 kg, còn lại xuất anh sang Thái.

Người viết bài này phân vân: Tại sao, cùng 1 kiểu làm ăn, cùng nhập trứng từ nước ngoài mà con dế Thái được nâng niu hơn hẳn con thổ miết trùng? 


Phải chăng con thổ miết trùng đen đủi và vắn số chỉ vì có tên có chữ Gián và được mang đến từ phương bắc? 


 Người nông dân mỗi khi được mùa thì lo mất giá, càng trồng nhiều lúa thì càng lo về sự bấp bênh giá cả, lo giá phân bón, giá thuốc sâu cao, và lo nhất lúa không bán được. Và lác đác đã có người bỏ ruộng.


Tìm ra một cây hay một con để giúp người nông dân thoát nghèo, đó là trăn trở hàng ngày của người lãnh đạo. Và rất có thể, người nông dân Bắc ninh đã mất đi 1 cơ hội kiếm tiền từ con Thổ miết trùng, vì những lí do rất bâng quơ……….. Con vật này đến từ Phương Bắc.

                                                                                   


Wednesday 26 March 2014

Ông Gián phần chửi nhao

 Anh Trường yên có bài bật tôi trên BBC, tôi khen anh có gan luốt búa hehe.

 Hôm nai tôi bận đi bú bia, giờ tôi gõ bật anh, để anh thấy, tôi là người bất khả chiến bại haha, tôi trích từng câu của anh, tôi tô đỏ câu của anh để phân biệt với cồng tôi, và tranh luận bắt đầu bàng bài của anh:

Thiếu hiểu biết pháp luật

Mở đầu bài viết, ông Quảng cho rằng hoạt động hành chính của Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh là đại diện cho “Nhà nước Việt Nam”(?).
Đây là một kiến thức sơ đẳng về sự phân cấp quản lý nhà nước, không chỉ riêng gì ở Việt Nam.
Một hoạt động hành chính của chính quyền thành phố London không thể đại diện cho toàn bộ Anh quốc được. Đây là một sự quy chụp thiếu hiểu biết.
  

 Cái nài anh đúng luôn, tôi nói nhà nước, vì nhân viên nào cũng nói tao là người nhà nước, thành ra tôi ngộ nhận, hóa ra sở KH&DT không phải đại diện cho nhà nước, tôi sai tôi xin lỗi hehe.


Tiếp đến, ông Quảng cho rằng quyết định tiêu hủy gián của các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh là “cảm tính”, bởi vì ông Nguyên - chủ trang trại nuôi gián đã được Sở KH&ĐT cấp phép nuôi gián.
Điều này lại cho thấy ông Quảng tiếp tục thiếu hiểu biết nhưng vẫn đưa ra quan điểm cá nhân một cách “nguy hiểm”.
Thứ nhất: Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh đã xác nhận việc cấp phép nuôi gián là sai.


 Tôi đéo đồng ý, nó có sai cái buồi nó ý, tôi trích QĐ số 337 của bộ KHĐT ra ngài 10/4/2007:


01462: Chăn nuôi gà
Nhóm này gồm:  Hoạt động chăn nuôi gà lấy thịt và lấy trứng.
01463: Chăn nuôi vịt, ngan, ngỗng
Nhóm này gồm: Chăn nuôi vịt, ngan, ngỗng lấy thịt và lấy trứng.
01469: Chăn nuôi gia cầm khác
Nhóm này gồm:  Nuôi đà điểu, nuôi các loài chim cút, chim bồ câu.
0149 - 01490: Chăn nuôi khác
Nhóm này gồm:
- Nuôi và tạo giống các con vật nuôi trong nhà, các con vật nuôi khác kể cả các con vật cảnh (trừ cá cảnh): chó, mèo, thỏ, bò sát, côn trùng;
- Nuôi ong và sản xuất mật ong;
- Nuôi tằm, sản xuất kén tằm;
- Sản xuất da lông thú, da bò sát từ hoạt động chăn nuôi.

 ...blah blah...  vậy anh thấy từ CÔN TRÙNG chứ, gián là côn trùng phỏng, và họ cấp phép, có gì sai không?  
 Cái sai ở đây là đã cấp phép khi chủ đầu tư chưa có đầy đủ các giấy phép chấp thuận được nhập và nuôi gián - một loài động vật ngoại lai của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT).

Hoạt động nhập động vật ngoại lai phải tuân thủ Pháp lệnh về giống vật nuôi.
Tại khoản 1 Điều 9 của Pháp lệnh đã nêu rõ việc nghiêm cấm không được sản xuất, kinh doanh “giống không có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh”.
Tại khoản 2 Điều 23 quy định rõ: “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống vật nuôi chưa có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh để nghiên cứu, khảo nghiệm, kiểm định hoặc trong các trường hợp đặc biệt khác phải được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho phép”.
Gián đất nguồn gốc từ Trung Quốc là một loài động vật ngoại lai không có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, việc ông Nguyên nhập khẩu trứng gián về và tiến hành nuôi mà không xin phép đã vi phạm Pháp lệnh về giống vật nuôi và các quy định của Bộ NN&PTNT.

Danh mục giống vật nuôi, tôi lại tra ngược chính pháp lệnh anh dẫn về giống vật nuôi, giòng đầu tiên giải thích câu chữ : 


“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:


 Giống vật nuôi bao gồm các giống:

 gia súc, gia cầm, ong, tằm, động vật thuỷ sản và các sản phẩm giống của chúng như tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng và vật liệu di truyền giống ”.

 Rọ ràng, dù gương mục kỉnh, tôi cũng đéo tìm thấy ông gián đất nằm ở giống vật nuôi, địt con mẹ anh định đánh tráo với tôi sao?  con Gián đéo phải giống vật nuôi quý anh ạ, nó đéo nằm trong cái luật anh trích. 
 Bảo chúng nó thêm ông gián vào rồi nói lại vụ này dcm đồ rác rưởi.



Thứ hai: Việc cấp phép của Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh và công tác thu hồi, tiêu hủy động vật ngoại lai xâm hại là hai việc khác nhau.
Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh cấp phép sai thì phải bồi thường cho ông Nguyên theo luật định. Những cán bộ thiếu trách nhiệm gây hậu quả trên sẽ bị xử lý theo quy định.
Còn việc thu hồi và tiêu hủy động vật ngoại lai nguy hại ngay lập tức là việc cần thiết.
Điều này tránh cho việc nếu nhận thức của người nuôi gián thấp, có thể giấu diếm, phát tán loại động vật ngoại lai xâm hại này ra môi trường.
Vì vậy, việc làm của các cơ quan chức năng trong việc thu hồi, tiêu hủy gián là hoàn toàn đúng đắn theo pháp luật, chứ không phải là “đã cưỡng bức, đốt sạch” như ông Quảng nói trong bài viết.


 Tôi đã nói, sai thì sửa chửa thì đẻ đéo phải xoắn, nhưng anh nói con Gián đất là ngoại lai xâm hại thì anh là loại bố láo, vì anh chưa hề chứng minh con gián là loài xâm hại hehe, có thể nó là ngoại lai, cũng có thể nó đang đầy ở Vietnam rồi, cái này tôi đéo chắc, nhưng tôi thấy có người đào gián đất và cả gián nhà bán làm thuốc vào cho cá ăn và cho bọn thợ câu cá. mời xem: 





Thiếu kiến thức phổ thông

Những ai học môn Sinh học ở phổ thông đều biết rằng, mỗi loài sinh vật có những đặc tính khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường và tính thích nghi của loài sinh vật đó. Trong cùng một loài, mỗi giống ở các khu vực và điều kiện sống khác nhau sẽ có những đặc tính sinh học khác nhau.
Ví dụ cùng là lợn, nhưng lợn ỉ của vùng Tây Bắc Việt Nam có đặc tính sinh học khác lợn vùng Yorkshire của Anh quốc.
Vì thế, cùng là gián, nhưng có nhiều loài khác nhau và mỗi loài có đặc tính sinh học khác nhau. Đến nay, các nhà khoa học đã xác định có tới 4.000 loài gián.
Mặt khác, chúng ta đều biết rằng có nhiều loài gián gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Từ tiểu học, học sinh đã được học về loài gián là trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm như dịch tả, tiêu chảy, là thủ phạm gặm nhấm, hư hỏng các vật dụng sách vở, quần áo...
Mặc dù có một số nghiên cứu cho rằng, một vài loài gián có thể là nguyên liệu để bào chế thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, trong danh mục các loại thuốc hiện nay, người viết tìm hiểu và chưa thấy có một loại thuốc nào mà thành phần dược hóa được triết xuất từ gián và được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo an toàn trong sử dụng.
Vì thế, quan điểm của ông Quảng cho rằng loài gián đất ở Trung Quốc mà ông Nguyên nhập khẩu và loài gián ở Việt Nam như nhau là một sự nhận thức thiếu kiến thức phổ thông.

dcm gián đất nhé, anh đang nhầm hả, gián đất gậm sách vở quần áo cái lồn mẹ anh hả? nó ở dưới 30 phân đất, ăn đồ mục tinh linh, nó gây hại cái đéo gì? mời anh chứng minh chúng gây hại? 
 Tôi trích nhời giáo sư, cái địt mẹ anh cứ phải lôi giáo sư ra anh mới sợ :

 "Theo giáo sư Srini Kambhampati, trưởng khoa Sinh học của Đại học Texas, Mỹ thì:
Phần lớn gián ăn chất hữu cơ đang phân hủy - thứ chứa nhiều nitơ. Sau đó gián giải phóng nitơ qua phân. Nitơ xâm nhập vào đất và cây lấy chúng để phục vụ quá trình sinh trưởng.
Nói cách khác, sự tuyệt chủng của gián có thể gây lên thảm họa lớn đối với các khu rừng và những sinh vật phụ thuộc vào rừng."

hehehehehe, giáo sư xịn nhé. dcm đéo phải mấy con giáo sư lừa chuyên nói phét nhé.


Vì sao phải quyết liệt tiêu hủy

Gián là một loại côn trùng gây hại.
Tại Việt Nam, danh mục thuốc diệt côn trùng của Bộ Y tế cũng đã có quy định cụ thể các loại thuốc để tiêu diệt gián.
Vì vậy việc tiêu hủy loài gián ngoại lai khi chưa có một khảo nghiệm, kiểm định và cấp phép của cơ quan chức năng về sự an toàn và không xâm hại đến môi trường và sức khỏe con người là hết sức cần thiết.

dcm anh lại bố láo nhé, tôi cả đời chưa thấy ai mua thuốc giết gián đất cả, nếu bắt đc ổ gián đất, họ chẹp chẹp tu tu tu gọi gà đến, và gà ăn chỉ trong chớp mắt hehe.

 Địt mẹ anh, anh đang đánh tráo gián đất với gián nhà nhé, tôi chê anh.

 Không phải cái gì liên quan đến Trung Quốc chúng ta cũng nghi ngờ.
Tuy nhiên, những trả giá cho việc nuôi gián tại các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải ở Trung Quốc trong thời gian qua đã cho thấy điều đó.

Tác giả Trường Yên nói có tới 4.000 loài gián khác nhau
Hàng nghìn hộ gia đình bỏ tiền mua trứng gián để nuôi, và những lời hứa bao tiêu sản phẩm đã biến mất cùng các nhà bán trứng gián. Những câu nói “lừa đảo” đã được báo chí nói về những vụ việc như vậy.
Bên cạnh đó, những loài động vật ngoại lai gây hại cho môi trường đã nhập vào Việt Nam trong thời gian qua như ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, tôm thẻ chân trắng, hải ly,... đã là một bài học nhãn tiền cho những người chăn nuôi theo trào lưu mà không theo định hướng của Bộ NN&PTNT lẫn hậu quả chưa thể khắc phục đối với môi trường.
Hay bài học về việc một số thương nhân Trung Quốc sang đặt hàng trồng hoa hồng (bán giống và bao tiêu sản phẩm) với sự cổ súy của một số “nhà khoa học” ở Việt Nam.
Lợi ích như các nhà khoa học lẫn thương nhân Trung Quốc nói đâu chưa thấy, chỉ thấy hàng nghìn hộ dân ở Thái Bình và Hải Dương giờ đây trở thành con nợ của ngân hàng khi đã trót vay tiền để đầu tư.

 Cái này tôi đéo có trách nhiệm nhé, bọn nào lừa nhau trên đất TQ tôi đéo quan tâm, tôi là bố chúng nó hay sao mà phải giải quyết? 

 Con ốc bươu vàng cũng vậy, mặc dù tôi thừa trình để đập vào mõm anh về ốc bươu, nhưng tôi kệ mẹ anh hehe, chỉ biết bát bún ốc anh húp mỗi sáng là ốc bươu vàng đó, nhưng giờ hãy nói về ông gián.

 Sẽ như thế nào nếu một thời gian nữa, các “nhà đầu tư” Trung Quốc sau khi đã bán giống cho hàng nghìn hộ dân rồi vô tăm biệt tích trong việc thu mua sản phẩm như sự việc xảy ra ở các tỉnh của Trung Quốc đầu tư nuôi gián nêu trên?
Sẽ như thế nào nếu hàng trăm triệu con gián không được thương lái Trung Quốc bao tiêu phát tán ra môi trường?
Trong khi chúng ta chưa có những khảo nghiệm, kiểm định về những độc tính lẫn khả năng truyền bệnh của loài gián đất Trung Quốc?


 Đây là câu cảm thán tôi nghe quá quen hehe, sợ thì ở nhà, quý anh ạ, gián có bệnh hay không, thì thàng nuôi chết trước, nhẽ nó quên mình vì nhiệm vụ, và nếu có, thì chính quyền điều nghiên đi mời mời ...  Còn lừa dân mua trứng rồi chuồn, thì tôi lại hoang nghênh nó, thời nay dễ lừa thế sao anh?

 Nếu 100 trẹo ông gián lọt ra, thì gà và người sẽ béo gấp đôi, gián đất ăn ngon lắm nhé, ông gián đất ở cái xiên bên trái đó, mời xem: 





Sẽ như thế nào khi hàng nghìn hộ nếu trót vay tiền để đầu tư và giờ lại ôm một khối nợ khổng lồ với hàng triệu con gián như vụ việc trồng hoa hồng mấy năm trước? Hoa hồng còn có thể vô hại, chứ những con gián gây hại này sẽ như thế nào?


dcm đéo phải việc của tôi anh ạ, nợ hay không, hoa hồng hay gián, tại sao tôi phải quan tâm địt con mẹ anh? nếu gián đất có hại, mời anh chứng minh? 


Những vấn đề nêu trên đã cho thấy, việc tiêu hủy loài gián đất ngoại lai nhập khẩu từ Trung Quốc mà chưa qua khảo nghiệm, kiểm định là cần thiết.
Việc những cá nhân của Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh sai sót trong thẩm định dẫn đến cấp phép sai sẽ bị xử lý theo quy định.
Và người viết tin tưởng rằng, Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh sẽ có biện pháp bồi thường cho ông Nguyên vì việc cấp phép sai này theo luật định.
Tuy nhiên, những người dùng ngòi bút để phản ánh các vấn đề xã hội trên báo chí mà thiếu hiểu biết pháp luật, thiếu kiến thức phổ thông cơ bản, nhưng lại đưa ra quan điểm chụp mũ “nguy hiểm” với tư duy thiển cận và thiếu kiến thức phổ thông như ông Nguyễn Quảng là một việc làm hết sức phản cảm và thiếu trách nhiệm với xã hội, với người dân.
Chúng ta khuyến khích những thông tin đa chiều để nhìn nhận đầy đủ một sự vật hiện tượng.
Nhưng chúng ta cũng phải bài trừ những bài viết đưa thông tin mù mờ, thiển cận và nâng cao quan điểm qua một góc nhìn mù màu như bài viết của ông Nguyễn Quảng.

 dcm sao biết là cần thiết, thế nếu con gián vô hại, và nó làm thuốc chữa đc vô khối bệnh, như vài link của Nước ngoài hay TQ, ở đây đây, và giá của ông Gián vọt lên như anh liệt dương bú thuốc con 5 lét thì sao? 


 Hãy xem cái này địt mẹ mài thằng chết toi:

 Tao lại trích,những kiểu thế nài tao trích cho mày 100 nguồn luôn, thế mới máu: 

 Anh Trần Quốc Trí ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang có dịp theo người anh họ sang Thái Lan tìm hiểu mô hình nuôi dế. Sau khi trở về, do nuôi thử không thành công nên người anh này bán lại cho Trí một tô trứng dế Thái giá 100.000 đồng.
Nhận thấy chúng mang lại hiệu quả kinh tế, dễ nuôi, vòng đời phát triển nhanh hơn những con trong nước nên anh bắt đầu có ý định theo đuổi lâu dài. Dế đồng thường bay nhảy trong khi dế Thái không bay được nên việc quan sát và chăm sóc chúng tốt hơn. "Lúc trước, tôi bắt dế ngoài đồng nuôi thử nhưng mất khoảng 6 tháng chúng mới mọc cánh", anh chia sẻ lý do chọn dế Thái.
...............
...............
 Cách đây 6 tháng, anh Trí xây trại nuôi dế với diện tích 1.000 m2, bao gồm 4 bồn xi măng để chứa dế và thuê 6 người phụ việc. Vốn đầu tư một năm nay khoảng 30 triệu đồng.
Mỗi tháng, cơ sở của anh cung ứng hơn 200 kg, thu về hơn 30 triệu đồng. Các quán nhậu ở An Giang, Kiên Giang, tiêu thụ 20-30 kg, còn lại xuất sang Thái. Hiện giá dế sữa anh bán trong nước là 220.000 đồng một kg và dế trưởng thành 200.000 đồng. Riêng thị trường Thái có giá bán rẻ hơn 50.000 đồng một kg để dễ cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác.




 nguồn đâyvnexpress.net nhé, thích ko? đc tôn vinh như anh hùng nhé.

 Và tao hỏi mày, khi nào chính quyền đến đốt hết dế Thái của thàng này, hay 1 chính quyền nhát hơn gián đất, thấy Tầu thì sợ nhủn mẹ nó tứ chi đốt sạch, còn Thái lan thì mặc kệ? 
 Chúng mài nhát, tao nói có sai không? 

 1 chính quyền lo cho dân thì phải tìm hiểu kĩ, cho họ nuôi thử nghiệm, ghi chép đánh giá, và xem nhu cầu lờ lãi thế nào.
 Nông dân đã đói thối mẹ mày mồm, càng lúa càng đói, thì chúng mài quan tâm người ta 1 tý, con gián hay lợn hay con cá đều là cách giúp họ thoát nghèo. hãy luôn lắng nghe và thấu hiểu hehe.


 địt con mẹ anh trường yên, hãy nhớ 1 điều, để bật được tôi, cần học thêm nhiều nhé hehehe đồ rác rưởi.







  












Monday 24 March 2014

Ông Gián và 1 chính quyền nhát hơn ông.

Cập nhật: 12:17 GMT - thứ hai, 24 tháng 3, 2014


Mới đây, Nhà nước Việt Nam, mà đại diện là Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Ninh, đã cấp phép cho một anh nông dân nuôi gián.
Anh ta đã trưng đượcgiấy đăng kí ra. Nhưng vừa khi anh đầu tư hai tỷ vào trang trại, và hi vọng đổi đời và ít nhất hoàn vốn chỉ sau 2 vụ, thì chính quyền, với đủ sai nha, đã cưỡng bức, đốt sạch cả gián lẫn trứng lẫn tổ.
Anh Nguyễn Đình Nguyên, chủ trang trại đã mất toàn bộ vốn liếng và niền tin chỉ với quyết định theo tôi, hoàn toàn cảm tính.
Với người Việt Nam, con gián là loài côn trùng thấp hèn, chuyên sống nơi tối tăm cống rãnh, bẩn và hôi.

Gián không có lỗi

Lần gần đây nhất tôi nhìn thấy gián dễ đến 30 năm. Đó là thời bao cấp, nhà tôi có 1 cái chạn, ngăn trên đựng nước mắm, thức ăn thừa, ngăn dưới đựng bát đĩa, buổi tối. Những con gián râu dài bò lung tung trong chạn, dù làm đủ mọi cách cũng không ngăn được chúng gí râu vào thức ăn thừa.
Những phim ma cũng hay sử dụng con gián để tăng thêm phần kinh dị.
Thực ra, con gián không có lỗi, hóa ra nó được bào chế làm dược phẩm, và lướt qua các trang mạng, con gián có thể chữa được vô khối bệnh.
Tôi cũng xem phóng sự ngắn, ở đó, một chị làm nghề bắt gián đã 15 năm. Chị bán gián đất và gián cánh cho những người câu cá, người nuôi cá cảnh và người làm thuốc, hóa ra con gián được cả người Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây nghiên cứu làm thuốc.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng gián không phải là loài dơ bẩn
Các nhà khoa học nói rằng một số bộ phận của gián có thể tăng cường chức năng tim mạch và chữa bệnh viêm gan B.
Nhà nước luôn khuyến khích nông dân làm giàu. Việc tìm ra cây trồng vật nuôi mới cần được khuyến khích. Ở rất nhiều nơi, nông dân đã trả lại ruộng, vì cây lúa đã và đang tụt giảm về giá, và chi phí cao khiến nông dân lỗ, thì việc nuôi gián rất có thể là hướng để thoát nghèo.
Ở Sơn Đông, Trung Quốc, họ có rất nhiều trang trại gián, và thu nhập cả trăm ngàn đô một năm. Nhưng ở Việt Nam mới manh nha triển khai, nhưng đã bị đốt bỏ và cấm, trong khi theo các chuyên gia, con gián phù hợp với khí hậu nóng ẩm Việt Nam hơn hẳn.

Chính quyền nhát?

Việc tại sao chính quyền đốt trại gián của ông Nguyên còn là vấn đề bàn cãi. Nhưng theo tôi, cho đến giờ phút này, không hề có văn bản cấm nuôi gián nào được đưa ra, và họ đốt, do con gián không có trong danh sách vật nuôi.
Và tôi ngạc nhiên, với xã hội phát triển đến chóng mặt, cái của ngày hôm qua rất có thể đã lỗi thời, thì việc người nông dân tìm ra được một hướng nuôi mới để làm giàu thì cần được khuyến khích thay vì đốt bỏ.
Rất nhiều người lo lắng nuôi gián và sẽ bị Trung Quốc lừa. Nhưng với một người bỏ dám hai tỷ ra đầu tư, tôi nghĩ họ có lí do để không cần ai lo hộ.
Và gián gây bệnh là không có cơ sở, vì bất kì con vật nào, như chuột gây tả, gà có H5N1 vv, nhưng không phải con nào cũng có bệnh, và anh Nguyên chưa thấy bệnh gì là minh chứng cho những con gián của anh vô hại.
Vôi vàng hủy hoại tài sản tài sản của anh nông dân nuôi gián khi đã được cấp phép, phải chăng chính quyền đang nhát đi? Trong khi con gián, chưa chắc đã phải là con gây hại như dân gian vẫn đang truyền tụng?
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.

Monday 17 March 2014

Việt nam và lệnh cấm đánh cá biển Đông

Việt nam và lệnh cấm đánh cá biển Đông

Cập nhật: 12:00 GMT - thứ hai, 17 tháng 3, 2014
Ở nơi tôi sống, Milton Keynes, cứ đến gần ngày 15/3, nhân viên quản lý lại đến, đi quanh hồ, và treo những tấm biển No fishing (cấm câu cá).
Ở đây, thời gian cấm câu cá từ 15/3 đến 15/6, năm nào cũng như năm nào.
Đó là mùa cá đẻ, họ cấm câu vì muốn cá có thời gian sinh sôi, quả vậy, tôi đi bộ quanh hồ, và nhìn xuống những con suối, dễ dàng thấy vô số cá con.
Và tuyệt nhiên không thấy những lều câu cá của các anh mê câu, mặc dụ họ chỉ câu lên rồi lại thả xuống.
Hôm trước, một anh bạn tôi ở Lạng Sơn hay làm ăn với người Trung Quốc cho biết, các thương gia Trung Quốc đang tràn sang mua cá biển, hóa ra lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông đã có hiệu lực.
Có vẻ như năm nay, họ ban lệnh sớm hơn lệ thường. Mọi tàu cá của họ đều đắp chiếu.
Trung Quốc và hầu hết các quốc gia có biển, đều có một lệnh cấm đánh cá mùa cá sinh sản, bỏ qua những xung đột về chính trị hay chủ quyền, đây rõ ràng là chủ trương đúng, cá đẻ rất quan trọng, hãy tạm nghỉ đánh cá, để cá con kịp lớn và sinh sôi, như vậy, nguồn cá sẽ không bao giờ cạn.
Tôi đã đọc một tàu tuần duyên của Mỹ tại Honolulu bắt giữ một tàu cá Trung Quốc vì nghi ngờ tàu này đánh bắt trái phép 40 tấn cá bằng loại lưới bị cấm.
Những người Trung Quốc trên thuyền đã sử dụng tấm lưới 12,8 km và vét lên tất cả những gì vướng vào đó.
Vậy là, khi đánh cá sai quy định chung vì sử dụng lưới mắt nhỏ, thì ai cũng có quyền bắt giữ.
Về lưới mắt nhỏ, thì tôi đã xem rất nhiều lần ở bãi biển Sầm Sơn, khi đi nghỉ mát, tôi thích dậy sớm đi dọc bãi biển và thấy họ kéo bằng những tấm lưới dài cỡ gần một nghìn mét và mắt lưới bé như vải màn, họ lôi lên những con cá bé đến nỗi tôi phải ghé sát vào mới nhìn được.
Những con mực chỉ nhỏ như ngón út, và nhưng con bạch tuộc con còn bé hơn nữa, họ ném cho bọn trẻ con chơi trong một cái lỗ đào trên cát ven biển. Tôi cũng không biết họ sẽ làm gì mới những con cá chỉ bé như đầu đũa kia?
Dân Việt Namcũng thích đánh cá bằng điện, không khó để thấy một anh đeo cái bình ắc quy ở lưng, một bộ kích điện rẻ tiền để thúc dòng điện 12 vôn ắc-quy thành trên một nghìn vôn, lang thang khắc các kênh mương hồ ao và dùng hai cái sào dài gí hai cực đó xuống nước, tất cả những con gì ngọ nguậy được đều bị điện giật chết nổi lên, và bị vớt.
Tôi cũng xem một phóng sự ở đảo Lý Sơn, nhiều người dân ở đây đánh cá bằng…. mìn, theo như phóng sự, trên 100 tầu cá ở Lý Sơn chuyên đánh cá bằng chất nổ và lực lượng biên phòng đã thu giữ một tấn thuốc nổ một năm.
Đánh bằng thuốc nổ nhàn hạ và năng suất hơn đánh bằng lưới 10 lần, ném một cục thuốc nổ xuống, là tha hồ vớt cá, tuy nhiên, khối thuốc nổ đó hủy diệt cả rặng san hô, và giết toàn bộ cá, tôm, cua, ốc, bạch tuộc…tất cả.
Một tấn thuốc nổ chỉ là con số thu giữ được, còn bao nhiêu tấn chưa thu, và không ít dân đi biển Lý Sơn vẫn ra khơi vào lộng với những con thuyền chứa đầy thuốc nổ như những chiến binh cảm tử?
Và họ cũng phải đối mặt với nguy cơ bị tàu của bất kì quốc gia nào bắt giữ, do đánh cá phạm luật.

Đánh cá tận diệt

Việt Nam là bán đảo, và nguồn lợi từ biển rất quan trọng, nhưng với kiểu đánh cá tận diệt, Việt Nam đang tự mình đánh mất đi những tài nguyên từ biển.
Khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông, Việt Nam lập tức bác bỏ và tuyên bố lệnh cấm đó vô giá trị.
Bỏ qua những tranh chấp về biển đảo, thì lệnh cấm đánh cá mùa cá đẻ theo người viết là hoàn toàn cần thiết, để bảo vệ nguồn lợi cho tương lai, không thể chỉ đánh hôm nay mà quên đi miếng cơm cho con cháu mai sau bằng cách đánh tận diệt.
Một lệnh cấm đánh cá mùa cá sinh sản là cần thiết và sẽ giữ cho Biển Đông luôn dồi dào cá, Việt nam, nếu bác bỏ lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, thì cần có một lệnh cấm đánh cá của riêng mình, để cá có thời gian phát triển trong ít nhất ba tháng vào mùa sinh sản.
Khi Việt Nam đã kí kết vào Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông còn gọi là Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Nam Trung Hoa, viết tắt là DOC, là một văn kiện được các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết ngày 4/11 năm 2002.
Điều 6 của Tuyên bố có câu cần chung tay Bảo vệ môi trường biển và đấu tranh chống hoạt động buôn bán trái phép vũ khí gồm cả thuốc nổ.
Và nếu đã kí kết, Việt Nam cần tôn trọng luật chơi chung.
Biển Đông rộng lớn không phải của riêng Việt Nam, mà chung với tất cả các quốc gia như Malaysia, Phillipinnes, Bruney, Đài Loan, Trung Quốc...khi có lệnh cấm đánh, tất cả các quốc gia kia với hàng vạn tàu thuyền đều nằm bờ chờ hết lệnh cấm, thì riêng một mình Việt Nam ra khơi đánh cá là một việc, với tôi, hơi lố bịch.
Để làm bạn với các quốc gia láng giềng, thì tôn trọng lẫn nhau là điều cần thiết. Những tấn cá được đánh trong mùa cá đẻ không làm Việt Nam giàu hơn.
Theo tôi, Việt Nam cần có lệnh cấm đánh cá mùa sinh sản, không liên quan đến lệnh cấm của bất kì nước nào, hãy bỏ qua những tranh chấp về lãnh thổ để giữ lại nguồn lợi thủy sản ở Biển Đông cho con cháu sau này, và mãi mãi.

Monday 3 March 2014

Sao quan chức không được ở nhà to?

Bài nài đăng báo đảng ở ĐÂY: 


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/03/140303_nguyenquang_vn_corruption_views.shtml



Cập nhật: 11:08 GMT - thứ hai, 3 tháng 3, 2014
Biệt dinh của ông Trần Văn Truyền
Biệt dinh của cựu Chánh thanh tra nhà nước Trần Văn Truyền đang gây xôn xao dư luận.
Báo chí đang công kích một ngôi nhà to của một cựu quan chức to, không phải bây giờ, mà trước đây, thi thoảng tôi đọc báo cũng thấy vài bài công kích một ngôi nhà to của chủ tịch, hay bí thư.
Tóm lại, với tâm lí của đa số nhân dân, quan chức phải nghèo và không được ở nhà to.
Nhưng nhà doanh nghiệp buôn bán thì không nằm trong diện công kích, họ có thể sở hữu một đống nhà, lái xe xịn nhất, và vô khối người giúp việc, nhưng quan chức thì không được.
Tâm lí ghét quan có lẽ đã có cả ngàn năm, bất kì anh quan nào cũng bị mặc định ăn bẩn, khoác lác, khệnh cỡm, và thiếu thông minh.
Hãy xem chuyện Trạng Quỳnh chơi xỏ quan bằng những đòn hiểm kiểu dân gian, anh ba Giai hay Tú Xuất trong Nam kỳ cũng có những kiểu tương tự, mục tiêu của họ là thỏa mãn sự đố kị với người giàu hơn. Với họ, giàu mặc định là xấu xa.
Thời bao cấp, quan chức cũng không được coi trọng nhiều lắm, tôi còn nhớ bài vè :
“Mỗi người làm việc bằng hai
Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe.”

'Đâu có thể nghèo mãi?'

Lãnh tụ của Việt nam thời đó là Hồ Chí Minh, ông cũng được cho là người giản dị, đi dép cao su cắt ra từ lốp xe, mặc bộ bà ba hay ka ki cũ, ăn cơm với cà muối, và ở nhà sàn, một lãnh tụ lí tưởng cho người nghèo, hoàn toàn không xa hoa. Và ngay cả khi chết đi, ông vẫn được cho là không có tài sản gì.
Nhưng Việt nam đâu có nghèo mãi, phải dần dần giàu hơn chứ? Cà muối đâu phải món ăn xuyên thế kỉ?
Tôi cũng nhớ một án tử hình cho anh cục trưởng cục quân nhu thời ông Hồ mới nắm quyền, anh bị tử hình, vụ việc khởi động là do anh tổ chức một đám cưới quá xa hoa được tả lại như sau:
“Trên những dãy bàn dài tít tắp (bày tiệc cưới) xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, giò chả, nấm hương, thịt bò thui, rượu tây, cốc thủy tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng, hoa Ngọc Hà dưới Hà Nội cũng kịp đưa lên, ban nhạc “Cảnh Thân” được mời từ Khu Ba lên tấu nhạc réo rắt” ….
Anh bị tử hình, chết có lẽ không nhắm được mắt, vì một đám cưới kiểu đó thì ở thời điểm hiện tại, đâu cũng có. Và anh chết, do dám ăn tiêu “xa hoa” khi dân còn nghèo. Tất nhiên, anh bị khép tội tham nhũng sau đó với một phiên tòa đầy cảm tính.
Cái lý dân còn nghèo thực sự tôi nghe ở khắp, mà quả thế thật, rất nhiều dân còn nghèo.
Vấn đề là, dân nghèo và nhà to của quan liệu có liên quan đến nhau không?
Nếu công kích các quan chức giàu, thì đó là một sự lãng phí, đồng tiền, dù tham ô mà có, nếu vẫn ở Việt nam và sinh lời, tạo thêm công ăn việc làm, kích cầu cho xã hội thì cần được cổ vũ, hơn là chỉ trích để tạo tiền lệ xấu để các quan chức mua vàng hay đổi đô gửi ngân hàng nước ngoài, chứ không dám đầu tư hay ăn tiêu trong nước.

'Quan nghèo là vô dụng'

Tôi biết, ở Trung quốc, và thậm chí Việt nam, các quan chức về hưu hay đương chức, họ bê tiền ra nước ngoài, mua nhà và đầu tư bên đó, họ hiểu, nếu làm như vậy ở trong nước, họ sẽ bị công kích, giống cái cách ông Truyền đang bị cùng cái nhà to của ông.
Nhưng thực sự, nhà của ông Truyền to nhưng chưa chắc đã có giá, nếu bán cả nhà cả đất, ông chỉ mua được cái giường hoàng gia của đại gia Lê Ân hay không đến mười mét vuông đất phố cổ Hà nội hay quận nhất Sài gòn.
L‎ý của nhân dân cũng rất hợp lý, họ nhìn vào lương tháng của ông, và khẳng định, với mức lương đó, ông không thể xây được cái nhà to như thế!
Nhưng ai cũng biết, quan chức không ai sống bằng lương, nếu bạn là quan chức, bạn có thể khẳng định giúp tôi điều này. Rất nhiều nhân viên làm việc ở các bộ ngành lái ô tô riêng đi làm, nếu chỉ trông vào lương, tất nhiên họ không thể mua những chiếc xe tiền tỷ như vậy.
Làm quan to, chỉ cần một thông tin sớm về cổ phiếu, hay một dự án về con đường mới mở v.v…, thì quan chức có thể bổ sung thêm vài hàng số không vào tài khoản mà không cần đến lương hay nhận hối lộ.
Tôi tin rằng, ở một chức vị cao, chỉ cần nhìn món đồ nào đó hơi lâu, thì khi về nhà, món đồ đó đã ở nhà rồi, do các đàn em cung tiến.
Vậy quy ra tiền lương chỉ là trò cười, đã làm được đến chức quan, thì thiếu gì mánh kiếm tiền, nếu quan chức mà nghèo, thì mới làm tôi ngạc nhiên, quan nghèo, tôi mặc định là người vô dụng, vì muốn nghèo, làm dân là đủ nghèo rồi.
Và các quan sẽ dạy dân cách làm giàu thế nào, trong khi chính anh ta đang nghèo hoặc phải giả vờ nghèo như con ếch trong ruộng thuốc sâu?


 Phần bonus. 

 Tham luận của cô Mượt mà bên FB: 
 nguồn:
  https://www.facebook.com/muot.ma.3/posts/1545516249006750?comment_id=613589&notif_t=like


 Các cô, lũ con bò nghèo khổ đang phát sốt phát rét lên vì bản kê khai tài sản của một vị Phó tổng thanh tra CP. Cách đây chưa lâu, một vài năm trước, cũng lại là các cô đã phát rồ lên vì bản kê khai tài sản lên đến nhiều chục tỉ của một vị Vụ phó TTCP, một vị PGĐ Sở KHĐT và vợ là công chức của Sở TTTT Hà Nội.

Nhiều cơ quan đã có vẻ vào cuộc để làm sáng tỏ vấn đề. Kết quả thế nào? Giờ đây, lúc các cô đang đọc những dòng chữ này thì một vị đang chễm trệ trên ghế Vụ trưởng, vị kia cũng kịp thời luân chuyển thăng chức đến một vị trí thơm tho hơn là Phó bí thư một huyện của Hà Nội. 

Chắc các cô ngạc nhiên phỏng? Ngạc nhiên quá đi chứ. Hehe, nhưng riêng đối chị Mượt lại đéo thấy ngạc nhiên tí nào. Để giải thích điều này, chị sẽ thảo luận với các cô đôi điều như sau.

Chắc các cô đã một đôi lần nghe qua từ "Nguyên tắc bất hồi tố", đó là một nguyên tắc được áp dụng trong luật đối với những trường hợp được cho là phạm tội tại thời điểm này nhưng vô tội trong quá khứ, khi hành vi xảy ra. Đó là những điều được ghi cụ thể trong luật. 

Luật thế nào thì địt mẹ Gúc đi, đừng lười.

Nhưng có nhiều loại "Bất hồi tố" không ghi vào luật mà được ngầm hiểu trong một số bộ phận hành pháp. Điển hình là việc không xác minh và truy nguồn tiền của quan chức trước khi kê khai và của Việt kiều yêu nước hồi hương đầu tư. Đây nói luôn là suy nghĩ chủ quan của chị, đéo phải của nhà nước nha. Cô nào nói của Nhà nước chị tát vớ móm đừng trách. Hehe.

Các cô thử hình dung, Lếu không làm vậy, những số tiền khổng lồ mà ai cũng biết đã chảy vào túi bộ phận không nhỏ nào đó sẽ nằm chết dí tại ngân hàng nước ngoài, thành vàng bạc châu báu chôn ở góc một khu vườn hoang vắng, hoặc sẽ chảy sang những nước có yêu cầu pháp lí thông thoáng hơn.

Lếu không làm vậy, đất nước tươi đẹp của các cô lấy đéo đâu ra khu nghỉ mát tầm cỡ thế giới, trung tâm thương mại hàng hiệu, những cỗ máy vận hành cáp treo trên những đỉnh núi phù vân, hay hãng máy bay giá rẻ nào đó. Lấy đâu ra xèng để mua bán trao đổi cổ phiếu của những công ti trên sàn chứng khoán VNINDEX, vân vân và vân vân.

Và không ai khác, chính bần nông các cô đang hưởng lợi từ những đồng tiền nhơ bẩn đó. Hãy thử hình dung chém đi vài ba con sâu mọt thì đời sống các cô có khá hơn không? Quan chức có bớt tham những không? Mafia xuyên lục địa có bớt buôn lậu, giết người không? Câu trả lời chưa có nhưng hậu quả nhãn tiền là phần lớn số còn lại sẽ co vào ổ kén. Tiền không lưu thông và kinh tế sẽ ngày càng đình trệ. 

Vậy kêu ca cái gì? Kêu cái lồn. Im đi mà tận hưởng.

Nguyên tắc Bất hồi tố" bằng miệng sẽ vẫn được áp dụng. Đó hầu như là giải pháp khả dĩ nhất lúc này. Chuyện minh bạch sẽ là chuyện của tương lai và có lộ trình cụ thể. 

Hãy yên tâm các bạn quan chức và mafia yêu quý. Hãy cứ tự nhiên như lũ điên trên thiên đường này, chị hứa.