Friday, 20 December 2013

Oánh trẻ


(Bài đéo có chửi bậy, vì đăng báo kiếm đc 500k ở ĐÂY)

Tôi mới xem trên báo và các diễn đàn, dư luận đang phẫn nỗ vì 1 đoạn clip quanh cảnh 2 chị bảo mẫu đánh trẻ em đôm đốp, bê trẻ dọa nhét vào thùng nước, để… ép trẻ ăn. Vấn đề ở đây là các cô bảo mẫu và trẻ luôn vui vẻ hát hò và chơi cùng nhau, nhưng cứ đến giờ ăn, là nhà trẻ nào cũng vang rền tiếng khóc.

Bố mẹ trẻ sẽ phàn nàn và trách móc nhà trẻ nếu để trẻ đói, và kiểm tra cân nặng con hàng tuần để chắc con mình vẫn tăng cân, nhưng vấn đề ăn luôn làm trẻ sợ, kiểu gì chúng cũng bị ép phải ăn, bằng mọi cách.
Xem clip thì thấy ngay cả khi chúng trớ (nôn) vào bát ăn do bị nhét quá nhiều và nhanh, chúng vẫn phải tiếp tục ăn, trong khi phản xạ nôn thì trẻ không thể tự chủ được. Vợ anh bạn tôi luôn dọa đánh hoặc hét to để dọa cho trẻ sợ khi chúng có biểu hiện trớ. Chị tin rằng làm vậy trẻ sẽ không trớ nữa. Ở Việt Nam, trẻ con không có quyền từ chối thức ăn mình không thích.

 


Phần nhiều các cô bảo mẫu ở những nhà trẻ tư nhân dường như không hề được đào tạo chuyên nghiệp và các cô thực sự quá tải, hai cô mà phụ trách tới 40 trẻ thì không thể xoay xở kịp. Sẽ rất stress khi 40 trẻ la khóc, đòi vệ sinh, nghịch...
Ở Việt Nam, học cao thì dạy lớn tuổi, ví như đỗ đạt tiến sĩ thạc sĩ thì làm giáo sư dạy các sinh viên đại học, tốt nghiệp đại học thì dạy học sinh cấp 3, tốt nghiệp cao đẳng thì dạy học trò cấp 2, tốt nghiệp trung cấp thì dạy trẻ em cấp 1 và mẫu giáo.
Còn trẻ chưa đến tuổi đi học thì gần như vô học cũng có thể dạy.
Đã có trường hợp thương tâm xảy ra ở Việt nam khi cô bảo mẫu dán băng dính vào mồm trẻ để khỏi phải nghe tiếng khóc. Và đánh trẻ thì đây không phải là clip đầu tiên. Đã có ít nhất hai bảo mẫu, một ở Đồng Nai, một ở Thủ đức đang ngồi tù vì hành hạ trẻ.
Và đánh hay dọa đánh hoặc làm gì đó cho trẻ sợ phải ăn, thì tôi tin ở các nhà trẻ tư nhân giá bình dân, việc đó xảy ra thường xuyên.
Không ai kiểm tra, bất kì ai cũng có thể thành bảo mẫu trông trẻ. Những gia đình khá giả thường thuê người giúp việc ở quê lên, và họ nghiễm nhiên trở thành người trông trẻ chỉ với kinh nghiệm học được do đã đẻ và nuôi con trước đó, hoặc được truyền miệng chứ không hề qua trường lớp đào tạo nào.
Ở Anh, để thành một bảo mẫu ở trường mẫu giáo, phải học 2 năm để thi đạt trình độ 3, và cần 2 năm kinh nghiệm nữa để trở thành bảo mẫu. Để có 2 năm kinh nghiệm, họ xin đi làm tình nguyện không lương. Họ phải học tất cả kĩ năng để giao tiếp với trẻ, học về an toàn, vệ sinh, dinh dưỡng , phát hiện năng khiếu của trẻ... Họ cũng phải tập luyện thường xuyên rất nhiều thứ như phản xạ khi cháy nổ, sử dụng các bình cứu hỏa, sơ cứu … Họ phải học và thực tập nghiêm túc trong thời gian dài 4 năm. Nếu bị tố cáo đánh trẻ em, ngay cả khi người đánh là bố mẹ đứa bé, cảnh sát sẽ đến bắt ngay, người đánh sẽ bị nộp phạt, hoặc bị tù, hoặc cả hai. Và tòa có thể xử cấm người bố hay mẹ đánh con gặp con mình, tất nhiên sau khi họ đã bị trả giá.





Ở Anh, khi trẻ em đủ 3 tuổi sẽ được nhà nước trả tiền gửi trẻ. Trước đó, nếu bạn muốn gửi con ở nhà trẻ thì phải trả tiền, nhà trẻ bên Anh có rất nhiều đồ chơi và sân chơi cho trẻ, và được kiểm tra thường xuyên, từ bình cứu hỏa đến những đồ chơi sách vở cho đủ các chủng tộc, văn hóa và tôn giáo, giới tính và trẻ em khuyết tật. Tất nhiên giá trông trẻ không rẻ, cô con gái tôi gửi phải trả 8 bảng (tương đương 250.000VND) cho 2 giờ rưỡi trông trẻ từ 9 giờ 30 tới 12 giờ, không có ăn trưa.
Và luật quy định 1 cô bảo mẫu chỉ đảm nhận ba trẻ dưới 2 tuổi, và bốn trẻ dưới 3 tuổi, tám trẻ từ 3-5 tuổi, như vậy trẻ sẽ được quan tâm chu đáo hơn. Thoạt nhìn một đám trẻ con bên Anh ở sân chơi, bạn có cảm tưởng cô giáo đông hơn học sinh.
Ở Việt Nam thì giá trông trẻ quá rẻ, có nhà trẻ tư nhân chỉ phải trả 900.000VND gồm cả tiền ăn ngày 3 bữa cho một trẻ trong 1 tháng, tức 1 buổi bố mẹ của trẻ chỉ trả 30.000VND. Tôi tự hỏi với giá rẻ như vậy, làm sao trông đợi được nhiều về chất lượng, cả bữa ăn lẫn trình độ bảo mẫu?
Bộ giáo dục và chính quyền có vẻ không thể quản lí hết các trung tâm trông giữ trẻ kiểu tự phát, hoặc trường mở chui không giấy phép, bố mẹ những trẻ này vì phải đi làm ở khu công nghiệp hay khu chế xuất, mà lương lại quá thấp, không có lựa chọn nào khác ngoài việc gửi con vào những trung tâm giữ trẻ không phép và không đủ tiện nghi tối thiểu này, với những cô bảo mẫu không hề được đào tạo bất kì kĩ năng gì, và tâm lí nhồi nhét bắt trẻ ăn bằng mọi cách thì việc trẻ bị bạo hành là điều khó tránh.
Các cô bảo mẫu này hành hạ trẻ khi cố gắng cho chúng ăn, thực ra các cô không phải là thú dữ như đang bị lên án, chỉ là vì các cô không được đào tạo đến nơi đến chốn. Ở Việt Nam có câu: “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, thành ra khi đánh trẻ hay dọa chúng, các cô chỉ mong trẻ ăn đủ và no.

Chính một bộ phận không nhỏ các ông bố bà mẹ cũng thường xuyên đánh hoặc dọa trẻ, bằng cách này hay cách khác, để chúng ăn đủ bữa.
Bên Anh thì trẻ không bao giờ phải dỗ ăn, nếu không muốn ăn, bố mẹ chúng không bao giờ ép. Trẻ con có quyền không ăn thứ chúng không thích, các cô bảo mẫu hay bố mẹ trẻ cần nhớ điều này.
Và nếu ai đã từng một hay nhiều lần đánh con mình thì hãy độ lượng hơn một chút cho hai cô bảo mẫu, suy cho cùng, họ cũng chỉ là nạn nhân của lối dạy trẻ cổ lỗ và phản khoa học.


(Bài: Ngẩu pín lừng danh từ milton keynes)

10 comments:

  1. Nếu B chịu khó đưa vào Hiến pháp một khoảng % GDP bắt buộc cho y tế, giáo dục, an sinh XH thì đã khác.
    Nhưng chi cho an ninh cần thiết hơn ;))

    ReplyDelete
    Replies
    1. đẻ như gà ý đéo ai mà chịu đc nhiệt, cứ công chính như dân tộc ý, đéo cần thằng cạc nào giữ, bố địu con đi nương, ăn vớ va vớ vẩn chết thôi

      Delete
    2. Cảm ơn anh Pín
      ĐCm xin phép anh cho tôi cóp pết gửi cho bọn liền bà cơ quan tôi nhế

      Delete
    3. Vả rồi hả anh pín hê hê.

      Delete
  2. Ơ ĐCM, bài này hay, khoa học và văn minh. Vậy mà chỉ có vài ông bựa quan tâm thôi à? ĐCM, trẻ con là tương lai, các ông bựa chả quan tâm đéo gì đến tương lai cả, NHƯ CẶC.

    ReplyDelete
  3. Bài đéo có chửi bậy, đăng báo được 500k. Iu thế nhể. Pín nhể.

    ReplyDelete
  4. Anh Pín cho tôi hỏi trường hợp nó đéo chê nhưng ăn chậm đéo chịu nuốt nhanh (ví dụ 2h 1 bữa) thì bên Tai anh xử lý thế nào?

    ReplyDelete
    Replies
    1. à, cho nhịn 1 bữa đi anh, nhịn là đói, đói là ăn nhanh ngay. chắc nhà anh dỗ nó ăn quen mẹ rồi nó vừa ngậm vừa chơi chứ đéo gì?

      Delete
  5. DCM hầu hết trẻ thành phố ở VN đều đéo chịu ăn, chị ham nghịch ipad điện thoại nó đợi khi đói lả thì chờ người cứu, không ép nó ăn thì cũng khốn nạn vô cùng anh ạ, đéo so sánh được với Anh quốc đâu anh Pín

    ReplyDelete

-chèn hình:

[IMG] ..........URL.......... [/IMG]

-Chèn clip:

[youtube] link video cần chèn [/youtube]