Sunday 19 January 2014

Vinh danh cái đéo gì thế nài?


                                                            Bài này đang báo đảng ở đây


Sáng nay tôi mới đọc được tin, anh tài xế Hồ kim Hậu, lái xe chở bia, được vinh danh là công dân tiểu biểu của Đồng nai!!!

 Anh chị xem clip cái đã nhẻ, nó đây:




( giải thích : xe taxi mai linh xanh đang đi thẳng, cỡ 60km/h, xe tải đang vào cua, xe taxi lấn mẹ vào làn đường xe tải, anh tài đang phóng nhanh phải đạp phanh, chính cú đạp phanh gấp khiển bia bứt ra khỏi thùng, văng khắp nơi. đéo phanh thì lao mẹ vào đít thằng taxi) .



 Tôi tưởng nghe nhầm, thật không tin ở mắt mình nữa, vì theo tôi, anh thoát đi tù đã là rất may mắn cho anh.
 Đầu tiên, anh thanh minh lý do bia lật ở quãng cua là do tránh 1 xe du lịch đi ẩu, nhưng ở Việt nam, đầy rẫy các xe đi ẩu, và nếu là lái xe, anh phải tính toán được việc đó để bảo đảm tốc độ, thế nhưng, có 1 camera đã ghi lại được, hoàn toàn không có xe  đi láo nào, không hề có ai tránh ai hết.
 Thì anh quay sang nói xe mất phanh ( giây 1,30), và bất kì 1 lái xe chuyên nghiệp nào ở Việt nam cũng nhận ra xe anh hoàn toàn không mất phanh, anh vẫn đạp phanh và dừng lại ở xa như bình thường.
 Anh cũng trả lời phỏng vấn, nói anh chạy tốc độ 40 km/h, nhưng với lực li tâm khá lớn văng tới 90% bia sang tới tận lề đường bên kia, tốc độ xe của anh lúc đó không thể dưới 70km/h.
 Thành thực mà nói, anh đã lái xe phóng như 1 tay đua F1 thực thụ.
 Tóm lại, anh cố gắng nói dối để bao che cho việc, anh chạy xe quá cẩu thả, rất có thể đống bia không được chằng buộc  kỹ, nhưng đó hoàn toàn là trách nhiệm của anh, và khi đống bia bị văng ra đường, anh hoàn toàn phải chịu trách nhiệm.
 Và đống bia đã văng vào chân và làm ngã 1 chị đi xe máy, tôi xem lại nhiều lần và vẫn sởn gai ốc vì sợ, nếu đống bia đó đổ ập vào đầu chị xấu số đó, gần chắc chị sẽ mất mạng mà không biết tại sao, may thay, đống bia đã ụp xuống cách chị chỉ vài mét, chị bị đống bia đẩy ngã sõng soài, nhưng chị dậy được, hoàn hồn, và cố dắt xe khỏi đống bia suýt thành đống mồ chôn chị.
 Và anh lái xe  Hậu đã suýt giết người vì sự cẩu thả, lại đang được vinh danh, thành công dân tiêu biểu của Đồng nai, thật là chuyện chỉ có ở Việt nam.

 Lí do anh được vinh danh, là anh đã trả lại hết số tiền bà con quyên góp cho anh để bồi thường cho nhà máy bia, để anh khỏi phải còng lưng trả nợ, nhưng nhà máy bia đã rộng lượng không bắt anh bồi thường.
 Số tiền bà con quyên góp cho anh, chỉ để chứng tỏ ràng, họ khinh bỉ những người hôi bia, và họ gom tiền cho anh chỉ để anh biết, đời này vẫn còn người tốt hơn những người hôi bia. Số tiền khá lớn, riêng chuyển khoản đã trên 200 triệu.
 Thậm chí có người treo cả băng rôn với dòng chữ ““Là dân Biên Hòa, là người Việt Nam, tôi thấy xấu hổ thay cho những ai đã “cướp vài lon bia” ở đây trưa ngày 4/12”.

Thế nhưng ngay khi biết mình không phải bồi thường, anh Hậu không hề có ý định trả hết, anh tuyên bố giữ lại 40% để chi tiêu riêng, 60% anh sẽ làm từ thiện.

 Tôi biết 1 chị trên facebook, chị đã nhanh nhảu ủng hộ anh 10 triệu, và khi biết anh không phải bồi thường, chị vội điện thoại và cho người đến xin lại …9 triệu, biếu anh 1 triệu, chị nói số tiền sẽ này dành cho người cần hơn, vì anh không phải đền nữa, nhưng anh trì hoãn trả, viện đủ lí do. Khiến chị rất tức giận, trách móc ầm ĩ trên facebook.

 Và trong khi chị chất vấn vợ anh về số tiền, chị vợ đã thú thật, tài khoản đang bị công an phong tỏa.

 Vậy là việc trả lại hết toàn bộ số tiền cũng chưa chắc phải hảo ý của anh, vì anh đã tuyên bố sẽ giữ lại 40% cho con gái và từ thiện (?) 60% còn lại.

  Theo tôi việc trả hết tiền là do anh bị buộc phải làm vậy, hẳn phía công an đã nắm được yếu huyệt của anh sau khi đến hiện trường đo đạc vết phanh, vết bia trượt, qua đó biết được tốc độ xe và thêm cái  cái clip quay lại cảnh đống bia bị văng ra do lực li tâm quá lớn, họ đã khẳng định được tốc độ xe anh vượt ngưỡng cho phép, và do anh suýt giết 1 chị xe máy, họ có căn cứ để truy tố anh, tất nhiên nếu anh không chịu trả tiền.

 Vậy là, 1 công nhân tiêu biểu của Đồng nai đang được vinh danh, gần chắc chỉ là anh vi phạm luật may mắn, anh thoát tội chỉ nhờ có những người tham lam hôi bia của anh, anh thoát, do tội của anh bị tội của số đông phủ lên.
 Và dư luận chĩa mũi dùi vào số đông hôi bia mà quên đi tội chạy ẩu của anh.
 Những người vinh danh anh, hẳn sẽ phân vân khi xem lại clip, 1 chiếc xe tải lao như đang trong trường đua công thức 1, 1 bên thành tung ra và đống bia đổ ập xuống đường, suýt giết chết 1 chị đi xe máy…

 Tôi không biết  chị bị ngã do đống bia này ở đâu, chị có bị thương gì không, nhưng tôi có thể khẳng định, trong số đông những người vinh danh anh Hậu, không bao giờ có chị.



Monday 13 January 2014

Việt nam và văn hóa còi xe

  Bài này đc đăng báo đảng ở đơi 

 Ở Anh 5 năm, tiếng còi xe tôi nghe được trên đường có lẽ đếm được trên đầu ngón tay.
 Bản thân tôi, chưa từng 1 lần bóp còi, lần đầu đưa xe ô tô của tôi, 1 cái citroen c4 đi khám lưu hành, tôi không biết cái còi nằm ở đâu, anh nhân viên khám xe phải thò tay bấm giúp tôi, nghe như đùa nhưng là thật, ở Anh, cái còi là bộ phận ít bị dùng nhất trong cái xe ô tô.
 Bên Anh chỉ còi khi xe khác đi láo cắt đường, hoặc bạn bè gặp nhau họ còi để thay lời tạm biệt, ở thành phố như nơi tôi ở Milton keynes, nếu bạn chờ ở giao cắt bất kỳ chỉ để nghe tiếng còi, tôi chắc bạn ngồi đó 1 tiếng mà chưa chắc nghe được tiếng còi nào.
 Việt nam thì không như vậy, lần nào về lại cố hương, tôi lập tức nhận ra ngay khi vừa rời khỏi máy bay, trên đường về nhà, đó là tiếng còi. Nó thậm chí ồn hơn cả sân bay bận rộn nhất thế giới London Heathrow, nơi 2,5 phút lại có 1 máy bay lên hoặc xuống.
 Ầm ĩ, ồn ào, những xe công ten nơ gắn còi hơi dấu trong gầm âm thanh đạt ngưỡng 120-250 dB, tức gấp đôi cả 1 máy bay đang hạ cánh, thét lên lanh lảnh hay dọa nạt òa òa, xe công ten nơ có lí khi gắn còi to, vì xe máy hay lấn đường của họ, mà xe công khi tải nặng thì phanh hầu như không có tác dụng, Họ lại ko chuyển hướng để tránh được vì xe quá to và dài.
  Những xe nhỏ gắn còi tò te tý, hay thậm chỉ cả 1 điệu nhạc lam ba đa, còn xe máy thì khỏi nói, gần như tay người lái không bao giờ rời nút còi, vấn đề ở Việt nam, mọi người cùng còi và cùng nghe, và họ có khi bóp còi rất dài, dễ đến 10 giây, nhưng hầu như không ai để ý đến tiếng còi của người khác.
Tôi thấy có những ông bố để trẻ con ngồi phía trước xe máy, và để chúng bấm còi, giống như 1 trò chơi!!! Và báo đưa nhiều vụ tan nạn xảy ra do nạn nhân bị giật mình do tiếng còi quá to và đột ngột, và do đó ngã.
 Tóm lại, ồn ào kinh khủng.
 Tiếng ồn khiến cho ta mắc rất nhiều thứ bệnh, điển hình là điếc hay tâm thần, nhẹ thì trầm cảm.
 Chịu đựng tiếng ồn dài và thường xuyên khiến người lo lắng, mất ngủ, khó tiêu, gây đủ bệnh về tim mạch, chẳng hạn bạn đang vui vẻ, nhưng đi trên đường bị quá nhiều tiếng còi thúc từ 4 phía, về nhà tự nhiên nổi cáu đá thúng đụng nia chửi mèo mắng chó không vì lí do gì, hãy tin tôi, đó là do tiếng ồn đó.
 Ở Việt nam bệnh điếc do tiếng ồn khá cao,  khảo sát của Viện Tai - Mũi - Họng Trung ương cho thấy, thanh thiếu niên bị giảm sức nghe có tỷ lệ cao, tập trung ở các khu đô thị.
 Ước tính với cường độ 90 dB (tương đương với tiếng nói to), tiếp xúc khoảng 5 giờ/ngày, sau 5 năm, tỷ lệ điếc là 10%, sau 25 năm, tỷ lệ điếc lên tới 40%.
 Theo thống kê của ngành y tế, Hà Nội có tỷ lệ người mắc bệnh tâm thần tương đối cao so với cả nước.  số lượng người mắc bệnh tâm thần ở Hà Nội, một căn bệnh có liên quan đến tình trạng ô nhiễm tiếng ồn giao thông đang tăng lên trong những năm gần đây.
   Khi còn ở Việt nam gần như lần nào tôi dừng xe máy ở ngã 4 cũng bị rất nhiều xe sau tôi bóp còi thúc đi, và thật ngạc nhiên, khi đèn vẫn đỏ, hóa ra họ nhìn cái đồng hồ đếm ngược và thường đi trước đèn vài giây, khi giây nhảy về 5..4 ..3 là bắt đầu còi và rồ ga, thật kì lạ.
Những người ở xa thì đi có lẽ không sao, vì khi đến ngã 4, có lẽ đèn đã xanh, và xa hơn nữa thì có thể họ phải chờ 1 đèn đỏ nữa, nhưng tôi ở hàng đầu, nếu vượt đèn có thể bị công ăn bắt hoặc bị đâm què, họ, những người ở xa, thật ích kỉ khi giục tôi đi sớm trước vài giây bằng tiếng còi thúc đít.

 Không đâu trên thế giới này đọ được với Việt nam về tiếng ồn. Văn hóa dùng còi của người Việt nam thật đáng nể!!!


 Bunus : sự vô dụng của còi, các anh chị tin vào cái còi thì sẽ ăn lồn 1 ngày không xa, vì chúng nó đéo nghe còi đâu:

  Bài học, hãy kiên nhẫn, và hạn chế tối đa dùng còi.

Monday 6 January 2014

Tàu hỏa lừa

 Bài này ăn cáp ý tưởng của Anhoangtrungtuong ở đây

 Bài này cũng đéo có chửi bậy, vì được BBC đăng ở đây



Tàu hỏa VN trăm năm vẫn thế?

Cập nhật: 16:23 GMT - chủ nhật, 5 tháng 1, 2014
Tàu hỏa Việt Nam dừng trên đoạn đường sắt Bắc - Nam bị hư hại ở Hà Tĩnh hồi năm 2010
Đường sắt Việt Nam chưa phải là lựa chọn hấp dẫn với người dân
Hôm rồi tôi có việc đi London, định lái ô tô đi, nhưng vợ can và bảo: “ sao không đi tàu? “ .
Tôi đồng ý ngay, vì lái xe vào trung tâm London là việc ngô nghê, so với đi tàu điện.
London là một thành phố lớn, nhưng luôn luôn thiếu chỗ đỗ xe ô tô, và giá rất đắt, để đỗ xe trên phố không phải trung tâm, tôi phải ra cây trả tiền tự động, mua vé, và cài vào kính trước để nhân viên kiểm tra, giá tiền cỡ trên 2£ ( hơn 70 nghìn VND) cho một giờ đỗ xe, nếu đỗ ở trung tâm, tôi phải trả 7£ cho một giờ, cả ngày đỗ xe ở trung tâm London, tôi có thể phải trả tiền triệu tiền đồng.
Ngoài việc đắt đỏ khi đỗ xe, tôi phải trả 10£ để được lái xe vào trung tâm thành phố, vậy tàu điện là giải pháp tối ưu.
Các ga tàu của Anh rất hiện đại, có bảng điện tử hiện giờ tàu, và nhiều nhân viên giúp đỡ nếu khách cần, tôi đi cạnh một anh dùng xe lăn. Và khi tàu đến, có một nhân viên cầm một cái cầu nối thiết kế riêng, đặt vào khoảng trống giữa tàu và sân ga, để anh xe lăn dễ dàng di chuyển vào trong toa.
Sân ga ở Anh xây cao và sát với lối lên toa tàu, khi tàu đến, loa luôn nhắc mọi người để ý đến khe hở cỡ 15 phân giữa ga và tàu. Ngoài hành lí như va li, tôi thấy có một anh bê cả cái xe đạp lên tàu, xe đạp của anh gấp làm đôi được, và không ai phiền vì điều đó.
Toa tàu của Anh khá đẹp, có một quầy bar và toa lét, những cửa điện luôn đóng và mở khi có người đến bấm nút, trong toa khá yên lặng, và tốc độ tàu thì khá nhanh, chắc chắn nhanh hơn 120 km/h nhiều, vì có lần tôi lái ô tô ở motorway (đường cao tốc) với tốc độ cho phép đó, thì đoàn tàu vượt tôi đến vèo một cái, tôi áng tốc độ tàu cỡ 180 km/h.

Tàu hỏa Việt Nam - 7h đi được 160km

Ở Việt Nam, sự phát triển của đường sắt gần như bị quên lãng.
Thời Pháp đô hộ Việt nam, tháng 11/1881 họ khởi công xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên từ Sài Gòn đi Mỹ Tho và tháng 9/1936 hoàn thành tuyến đường sắt xuyên Việt, Hà Nội – Sài Gòn dài 1729 km.
Họ đã xây đường sắt hơn 100 năm trước thế nào, bây giờ vẫn y nguyên như vậy, và thậm chí còn tệ hơn. Dù xây thêm vài đường, nhưng cũng lại phá đi mất vài đường.
Người Pháp mất hơn 30 năm để xây tuyến đường sắt răng cưa có một không hai trên thế giới nối Phan rang với Đà lạt, và giờ tuyến đường đó đã biến mất, mọi thứ đều bị giỡ bỏ và bán, điển hình chiếc cầu sắt nổi tiếng 3 nhịp D’Ran bị cắt rời và bán sắt vụn gần chục năm trước, . Những hầm chui cho tàu vẫn còn, nhưng lau lách um tùm, nhà ga đã thành cái chuồng bò đẹp nhất thế giới bên mé rừng ở thị trấn D’ran.
Nhân viên sửa đường sắt trên tuyến Bắc - Nam
Hệ thống đường tàu ở Việt Nam có từ thời Pháp thuộc
Đường ray của tuyến đường sắt răng cưa đầu tiên được cho là dỡ ra để trùng tu thay thế cho đường sắt Bắc-Nam, nhưng hóa ra đường ray tuyến Phan rang-Đà Lạt được thiết kế hoàn toàn khác không thể dùng cho ray thường Bắc-Nam, thế là, dần dần, tất cả lần lượt biến thành sắt vụn.
Những đầu tàu hơi nước thiết kế bánh răng chuyên trèo dốc trên những đường ray gắn răng cưa bị bán sang Thụy sĩ với giá sắt vụn, và giờ, sau khi tu sửa, duy nhất người Thụy sĩ có thể tự hào vì họ sở hữu những đầu tàu độc nhất vô nhị mua lại từ Việt nam và vẫn đang ngày đêm đưa khách du lịch vượt dãy Alpes.
Tôi đi tàu hỏa ở Việt nam cách đây vài năm, và hoàn toàn thất vọng về nhà ga Hà nội.
Nhà ga bẩn và xập xệ, để ra được toa tàu, tôi phải đi bộ băng qua đường ray chứ ko hề có cầu vượt. Với những người có tuổi, thì trèo lên những bậc thang lên tàu là khá vất vả, không kể nếu bê thêm hành lí, thì một chuyến đi tàu có thể làm họ đau cột sống một tháng kế tiếp do phải oằn lưng nhấc đồ lên tàu. Và hoàn toàn bất khả thi với những người đi xe lăn.
Nhà vệ sinh trên tàu thì vô đối, nó là một cái lỗ xả ngoằn nghèo nhưng được tuôn thẳng xuống đường ray. Theo thống kê của cục đường sắt, một ngày có 6 tấn phân và 40.000 lít nước tiểu được trút xuống đâu đó trên lớp đá giữa những thanh tà-vẹt. Và hiện tượng ném đá lên tàu là thường xuyên, cả ngàn vụ một năm. Đã có du khách, cả tây và ta, bị vỡ đầu chấn thương, khiến các du khách Tây hết sức hoảng sợ.
Tốc độ tàu ở Việt nam thì đúng là kỉ lục. Tôi cũng đã đi Thanh hóa bằng tàu chợ (một kiểu tàu chở cả người, hàng và gia súc) vài năm trước, rời ga Hà Nội lúc 6h sáng, mà mãi 13h chiều mới đến Thanh hóa, tức mất 7 tiếng đồng hồ cho 160 km.
Hành lang an toàn dành cho đường sắt đã bị lấn chiếm hết, người dân cũng tự ý trổ đường bộ qua đường sắt bất kì đâu, và thậm chí họ họp chợ trên đường sắt. Điều này khiến lái tàu không bao giờ dám chạy nhanh, mặc dù nhiều đoạn hoàn toàn có thể tăng tốc tới 90km/h trên ray khổ 1m. Hàng đàn gia súc được chăn thả sát đường tàu, quá nhiều đường giao cắt và những bộn bề ô tô xe máy cố phóng qua đường ray trước khi đoàn tàu tới ngay khi đèn đỏ đã báo càng làm nhụt chí những anh lái tàu can đảm nhất.
Đọc báo, hầu như ngày nào cũng có người bị tai nạn do tàu hỏa, và nếu 2 ngày hay 3 ngày tàu chưa đâm ai, thì y như rằng ngày kế tiếp sẽ có một nhát đâm nặng vào một xe ô tô chở người do lái xe sơ ý vượt qua đường tàu mà không quan sát.

Giải pháp giao thông

Trên khắp thế giới, đường sắt đảm nhiệm chức năng vận chuyển lớn nhất cả người lẫn hàng hóa, và độ an toàn gần như tuyệt đối, nhưng ở Việt nam, có vẻ như nó đang bị bỏ quên. Tôi hỏi 10 bạn, thì có đến 6 bạn chưa hề đi tàu hỏa. Họ chọn xe khách đường dài có gường nằm nếu đi rất xa, xe buýt nhanh nếu đi gần hơn, và xe máy. Và trong tất cả các phương tiện này, thì ngày nào cũng có trên 30 người chết trên đường, và bị thương cũng gần gấp đôi chừng đó.
Nếu người dân chọn đi tàu hay chuyển hàng bằng tàu, có thể số tai nạn sẽ giảm được rất nhiều. Và nếu vận chuyển hàng nhanh và tiện, tôi tin mọi chủ hàng sẽ chuyển hết sang đi tàu, vì gần như ngày nào cũng có vài chục xe ô tô chở hàng lật ngửa hay quay ngang, và những người dân tham lam luôn sẵn sàng hôi hết hàng và đồ từ xe tai nạn.
Nhiều ý kiến cho rằng cần xây đường sắt cao tốc hay chuyển sang đường ray khổ rộng hơn để nâng tốc độ tàu, nhưng tôi cho rằng đây là điều bất khả thi ở thời điểm kinh tế khó khăn này.
Khổ đường ray 1m là cổ lỗ, nhưng không quá tệ nếu bộ trưởng giao thông chú trọng đầu tư vào đường sắt, nâng cấp và xã hội hóa toa xe, sân ga, mở rộng hành lang an toàn để nâng thêm tốc độ tàu, tăng cường năng lực vận tải cho tuyến đường sắt đơn hiện tại và tăng năng lực khai thác . Tôi tin giao thông đường sắt sẽ có vị trí cao hơn, và sẽ có thêm khách và hàng, đồng thời giảm tải lưu lượng giao thông trên đường bộ, nơi hơn 30 cái chết xảy ra hàng ngày.

Những đoàn tàu cũ kĩ luôn thét còi từ rất xa dọa dẫm, nhưng hầu như không ai thèm để ý nó đang đi tới.